Thứ Năm, 29 tháng 10, 2015

LÀM THẾ NÀO ĐỂ CỨU VÃN NHỮNG THIỆT THÒI Ở BIỂN ĐÔNG

lê Việt kỳ nhi


Trong vấn đề Biển Đông, càng kéo dài Việt Nam càng thiệt thòi hơn khi không thể biểu hiện lập trường một cách cứng rắn trong thời điểm hiện tại. Vốn dĩ không thể khiến tình hình căng thẳng đưa đến chiến tranh. Nhưng càng kéo dài tổn thất về sinh mạng nhân dân là điều đau đớn nhất bên cạnh tổn thất về tài sản và cuối cùng là nguy cơ mất độc lập của đất nước càng gia tăng. Lãnh hải lãnh thổ còn trong vòng tranh chấp... muốn giải quyết vấn đề lớn phải tháo gỡ những nút thắt nhỏ trước. 




Bước đi của chính quyền Việt Nam, xét lại là đúng khi gia nhập TPP. Rút dần ra khỏi quan hệ và sự lệ thuộc kinh tế Trung Quốc ...thấy có vẻ như vậy nhưng đó là một bước bất đắc dĩ khi kinh tế Trung Quốc đang lao đao. Ngoài ra còn nhiều điều cho thấy đó là chiến lược của Mỹ và phương Tây đánh kinh tế Trung Quốc để Việt Nam không thể tiếp tục đu bám. Mỹ và phương Tây cũng không chọn đánh thẳng được nên phải sử dụng phương pháp cắt các tiếp tế kinh phí cho chiến tranh của Trung Quốc. Đó cũng là cách phòng hờ nếu đưa đến chiến tranh thì cơ hội chiến thắng cao hơn. 
Thời gian qua, với Việt Nam, Mỹ và phương Tây là nước xa không cứu được lửa gần, nên Việt Nam đã khôn ngoan chọn cách hoãn binh.... giữ giao lưu với Trung Quốc. Nhưng đồng thời cũng không tránh được những áp bức. 
Trên là cách nhìn nếu chính phủ đứng bên phía người dân thật sự nghĩ đến tồn vong của đất nước. Bằng ngược lại, chính phủ chỉ đang đóng kịch với Mỹ và phương Tây để cứu chính mình và cho Trung Quốc thời gian phát triển lực lượng trên Biển Đông, kênh Đông Nam Á. Một khi đã kiểm soát được Biển Đông, kinh tế Trung Quốc khôi phục dễ dàng. Nắm con đường thương mại hàng hải là nắm mạch kinh tế các nước trong vùng bằng cách gây trở ngại vận chuyển cũng đủ khiến các nước yếu dần. Chưa chi ngư dân Việt Nam đã không thể đánh bắt trên chính lãnh hải của mình. Đánh bắt xa thì lọt vào vùng lãnh hải của Indonesia như tháng 8 vừa qua. Kết quả là tàu bị đánh chìm và ngư dân bị bắt. [1] . Với tham vọng của Trung Quốc, không thể nào trông mong chung thuyền mà Trung Quốc chấp nhận sống hòa bình tôn trọng lãnh thổ. Đây là thời khắc lịch sử để chấm dứt sự lệ thuộc Trung Quốc. Muốn như thế phải lấy lại kiểm soát ở Biển Đông. 
Việt Nam mất kiểm soát ở Biển Đông, tất cả thiệt thòi về quyền lợi chủ quyền phải tháo gỡ bằng giải pháp củng cố hai thế lực mà chủ quyền và sự độc lập của quốc gia được xác lập ở thời đại hiện tại. Đó là QUYỀN LỰC CỦA DÂN và SỨC MẠNH CỦA DOANH NGHIỆP. [2] 
Nếu cứ kéo dài và không củng cố hai thế lực này, chủ quyền Biển Đông sẽ lọt hẳn vào tay Trung Quốc. Mới đây nhất Trung Quốc đã hoàn thành hai ngọn hải đăng ở quần đảo Trường Sa, chiến lược mọc rễ sâu vào vùng Biển Đông của Trung Quốc cần phải ngăn cản cấp tốc. [3] 
Củng cố như thế nào QUYỀN LỰC CỦA DÂN và SỨC MẠNH CỦA DOANH NGHIỆP ? 
Chúng ta không thể thụ động 100% để hoàn toàn mong chờ ở Mỹ hay phương Tây, mà chính chúng ta phải nhận ra điều này để cứu vãn tình hình đất nước. 
QUYỀN LỰC CỦA DÂN – nếu như chính phủ không chấp nhận để người dân thực sự được hưởng những quyền lợi tự do và Quyền Con Người theo như Hiến Pháp quy định, người dân chúng ta phải biết đòi hỏi để đất nước không mất sự độc lập đang bị đe dọa. 
Ba quyền quan trọng nhất là quyền tự do tư tưởng, quyền tự do ngôn luận và quyền được tôn trọng và bảo vệ sự sống chứ không phải dễ dàng bị chết trong đồn công an, hiện đang không được tôn trọng và tuân thủ bởi nhà cầm quyền. 
SỨC MẠNH CỦA DOANH NGHIỆP – trước tiên sẽ được củng cố qua sự tiêu diệt tệ nạn tham nhũng, doanh nghiệp không phải hối lộ để tiến hành các dự án thương mại. Song song là tạo một sân chơi công bằng để các doanh nghiệp tự vươn lên. Trong đó có sự công bằng về sự tiếp cận tài nguyên ...v.v... Doanh nghiệp là lực lượng chủ yếu có thể cạnh tranh với nước ngoài. Hiện tại doanh nghiệp tư nhân không có được những cơ hội vươn lên, phải khốn đốn vì tham nhũng và mệt nhọc trong việc bày biện những cuộc nhậu nhẹt cho các quan chức, trong khi doanh nghiệp nhà nước không đủ sức cạnh tranh mà còn bị những mồi ngon bợ đỡ khiến say men lợi ích... Còn dân thường thì đang bị bần cùng hóa vì lạm phát, lương không tăng mà hàng hóa và nhu yếu phẩm xăng điện nước cứ tăng không hề giảm.... tất cả cho thấy một nguy cơ sụp đổ của một quốc gia rất gần qua nhiều hình thức. Một là Trung Quốc thôn tính, hai là lệ thuộc vào phương Tây qua TPP. Kinh tế một quốc gia suy yếu sẽ dễ dàng dẫn đến sụp đổ chính trị xã hội vậy nên quyền lực của doanh nghiệp rất là quan trọng trong sự phát triển kinh tế của một quốc gia. 
Mặc dù Việt Nam tham gia TPP có những yếu tố giúp củng cố hai thế lực nói trên như là quyền lợi của người lao động, và doanh nghiệp sẽ theo luật thương mại chung của TPP. Song chúng ta hoàn toàn không có được một sự cam kết rõ ràng từ nhà cầm quyền để các luật chơi mới được tôn trọng và tuân thủ. Thêm vào việc những doanh nghiệp lớn có sự kiểm soát của chính phủ nếu không muốn nói trắng ra là tập đoàn nhà nước. Nếu sự thoái vốn của nhà nước để bán cho nước ngoài, dân Việt chúng ta lại càng rõ ràng thêm về một viễn ảnh lệ thuộc và mất sự độc lập. 
Đối với các chiến lược gia, muốn đạt được mục tiêu trong một dự án nào, đều cần biết tận dụng những yếu tố chung quanh trong tình huống hiện tại. Không thể ôm cây đợi thỏ được. 
Sự độc lập của quốc gia đang bị đe dọa theo cách hiện đại mà chúng ta cần phải nhận ra để hành động kịp thời hầu ngăn chặn. – tôi muốn nói đến các nhóm xã hội dân sự, là những nhóm có tiềm năng củng cố quyền lực của dân, và tôi cũng muốn nói đến các doanh nghiệp tư nhân – nên nhìn vào thực tại để biết tranh đấu cho quyền lợi và quyền lực của mình nhằm biết đòi hỏi và củng cố thế lực của mình xuyên qua TPP. 
Chính phủ chúng ta vẫn đi hai hàng, vừa áp lực từ Trung Quốc về chính trị kinh tế, mà lại vừa không thể ôm chân Trung Quốc vì kinh tế Trung Quốc đang bị phương Tây đánh cho lao đao. Bổn phận đối với đất nước là của những người dân thường của chúng ta, doanh nhân và không doanh nhân. Cứu vãn được tình hình của đất nước là phải tự củng cố quyền lực của mình và cũng là cứu vãn được tình hình của Biển Đông vậy. 
18.10.2015 
[1]. Yêu cầu Indonesia đối xử nhân đạo với ngư dân Việt Nam
http://baomoi.me/…/yeu-cau-indonesia-doi-xu-nhan-dao-voi-ng…
[2]. Thư Kiến Nghị của anh Trần Huỳnh Duy Thức gửi ông Nguyễn Minh Triết ngày 21/03.2006 lúc bấy giờ là Bí thư thành ủy Tp. HCM, trang 2.
[3] .
http://www.bbc.com/…/151014_china_hits_back_at_us_on_south_…

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét